Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ SỰ LIÊN HỆ TỚI CÁC NHÀ "DÂN CHỦ" VIỆT NAM ?

(tài liệu tham khảo giáo trình CHÍNH TRỊ HỌC + sự liên hệ thực tế. Bài viết mang quan điểm cá nhân, xin lưu ý khi bình luận phản biện)

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ?
Trước tiên ta cần hiểu chính trị là gì ? Chính trị là toàn bộ các hoạt động có mối liên quan tới các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, tầng lớp mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì quyền lực nhà nước, tham gia vào công việc của nhà nước....Nói một cách khác là khi bạn thuộc một giai cấp, dân tộc nào đó, khi bạn tham gia vào công việc nhà nước như bầu cử thì đó là chính trị. Cho nên đừng có nói "tôi không tham gia chính trị" ...bla...bla...Từ định nghĩa chính trị nêu trên có thể hiểu đơn giản ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ là đấu tranh để giành chính quyền, giành lợi ích cho giai cấp, dân tộc, tổ chức chính trị đó và chống lại chính quyền, chế độ, đảng phái cầm quyền hiện tại.

KHI NÀO THÌ CÓ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ?
"Đấu tranh chính trị" để giành chính quyền, giành lợi ích cho giai cấp, dân tộc đó...cho nên "Đấu tranh chính trị" sẽ xuất hiện khi lợi ích của giai cấp, dân tộc đó bị thua thiệt quá tạo nên mâu thuẫn giữa giai cấp, dân tộc cầm quyền. Bằng nhiều biện pháp như bất bạo động, vũ trang..để lật đổ chính quyền. Chủ yếu là mâu thuẫn giữa giai cấp này với giai cấp khác, nói thẳng ra với chính trị hiện đại thì đó là mâu thuẫn giữa giai cấp "Tư sản" và giai cấp "Vô sản" .

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TRẢI QUA MẤY GIAI ĐOẠN ?
Bất cứ một cuộc "đấu tranh chính trị nào cũng đều phải trả qua ba giai đoạn
Giai đoạn 1: Đấu tranh đòi lợi ích kinh tế.
Giai đoạn 2: Đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Giai đoạn 3: Đấu tranh chính trị

Sự khác biệt

VẬY CÁC NHÀ "DÂN CHỦ" VN CÓ PHẢI LÀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ?
Tất nhiên họ sẽ tự cho rằng họ đang "đấu tranh chính trị" . Nhìn qua ờ thì cũng giống như "đấu tranh chính trị" vậy. Kỳ thực thì không phải, người hiểu chuyện thì sẽ biết việc họ làm là vì chữ "tiền" , không phải là đòi tiền của nhà nước mà là tiền bố thí từ ngoại bang, từ các tổ chức chống phá nhà nước. Xin phép được nói xa xôi về cuộc biểu tình ở Thái Lan, nước họ mỗi phe ủng hộ một chính trị gia, bởi vì mỗi người có một chính sách khác nhau, người thì đặt lợi ích cho giai cấp vô sản và ngược lại, vậy là đã mang giai đoạn 1 của "đấu tranh chính trị". Nhìn về VN, có ai nhận ra điểm khác biệt nào ko ? Trước tiên là cụm từ "vô sản", "tư sản" ở VN chỉ được nhắc tới trong cuốn Lịch Sử là nhiều, rất hiếm khi đối với hiện tại, bởi VN ko nặng nề về vấn đề giai cấp như các nước tư bản, đó là điều mà chỉ có CNXH, CNCS làm được cho nên mâu thuẫn về lợi ích giai cấp hầu như là không có. Chính vì thế và cũng nhìn vào thực tế các nhà "Dân chủ" không hề đòi hỏi về lợi ích và cũng ko rõ ràng họ thuộc giai cấp nào (đầy đủ từ tư sản, vô sản, tri thức....tập hợp những người ham tiền, sẵn sàng bán rẻ đất nước), tức là không hề có giai đoạn 1, giai đoạn đầu tiên của đấu tranh chính trị. Điều này quá dễ hiểu vì cái họ cần đâu phải vì lợi ích cho giai cấp của họ mà họ chỉ cần tiền cho bản thân họ mà thôi. Bạn nghĩ sao khi được trả 3000USD cho một bài viết chống phá (có lẽ là ở cấp bậc cao trong đám "dân chủ") . Vậy là vì tiền họ sẽ đánh đổi cả nhân cách và lương tâm. Câu hỏi cũng đã rõ ràng.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm
Nhìn vào tấm hình bạn thấy được sự khác biệt gì trong số lượng, chất lượng, cách thức biểu tình ?

1 nhận xét:

  1. Có thể chẳng đúng nhưng tôi nghĩ rang về bản chat đấu tranh chính trị là đấu tranh về lợi ích( bao hàm rộng về kinh tế và tư tưởng) dành cho người trong tổ chức( từ phạm vi nhỏ cho đến phạm vi rất rộng là dân tộc ,giai cấp , tang lớp) của mình.

    Chỉ có một điều tôi ko đồng ý lắm với nhận định của bạn rang ở VN giờ ko nặng nề( tôi ko hiểu lắm về phạm trù của từ này) về đấu tranh giai cấp mà theo bạn nó cũng là đấu tranh chính trị..Vì bản chat chúng ta vẫn tồn tại giai cấp ( khi còn tồn tại giai cấp thì còn đấu tranh quyết liệt ,ấy là theo các bậc tiền bối như Mác), sở dĩ chúng ta cảm thấy (theo cảm tính) rang cuộc đấu tranh này ko nặng nề(theo phạm trù của bạn) vì chúng ta mới chuyển từ mô hình cũ( nơi phân phối của cải là going nhau) sang mô hình mới , mô hình mà sự phân phối của cải này có thể sẽ rất rất khác nhau. Từ đây mâu thuẫn chính trị sẽ ngày càng gay gắt hơn.

    Nói tóm lại mâu thuận chính trị ở VN đang âm ỉ và ngày càng sâu sắc . Kết cục của nó phụ thuộc vào khả năng điều tiết phân phối của cải của nhà nước mà kết quả có thể là hài hòa, hòa hoãn như các nước bắc âu hoặc gay gắt ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Hehe chúng ta mới chỉ bước chân vào con đường mà nhiều nước đã đi qua từ rất lâu rôi!

    Trả lờiXóa