Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Lại chuyện nói kiểu gì cũng được


Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới có hiệu lực từ 1/2/2014, cho phép sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ.


 http://molang0205.blogspot.cz/2013/12/lai-chuyen-noi-kieu-gi-cung-uoc.html
 
Kính Chiếu Yêu

Vũ khí nóng của giới tội phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới có hiệu lực từ 1/2/2014, cho phép sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ. Đấy là một chủ trương rất đúng đắn và cần thiết để trấn áp mạnh mẽ giới tội phạm nguy hiểm.

Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...

Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...

Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.

Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".

Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

Thực ra, trong thực tiễn chiến đấu chống tội phạm, lực lượng công an đã sử dụng quyền này theo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhiều vụ trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, lưu manh côn đồ sử dụng vũ khí nóng nếu không được nổ súng chắc sự hy sinh không đáng có của lực lượng công an đã rất nhiều.

Dư luận xã hội cũng cho rằng như vậy là cần thiết và rất chia sẻ với những mất mát hy sinh của cán bộ chiến sỹ công an trong khi trấn áp tội phạm.

Ấy vậy nhưng, khi sắp đến ngày Nghị định có hiệu lực trên mạng đã xuất hiện bài viết thế này trên blog Tôi thích đọc của Lại Trần Maivới cái tít rất khiêu khích:

"Một cuộc chiến tranh nhân dân mới sẽ lại bắt đầu ?"

"Từ chiến tranh nhân dân của tướng Giáp đến chiến tranh nhân dân thời nay 

Chính quyền tàn ác với dân. Đến bước đường cùng dân phải chống lại; bắt đầu từ 1 người dân, đến hàng trăm, hàng nghìn người dân... Cứ thế nấc thang bạo lực giữa người Việt và người Việt ngày càng gia tăng. Từ 1.2.2014, Việt Nam sẽ chính thức bước sang giai đoạn mới: Chính quyền sẽ thoải mái bắn dân khi dân chống đối chính quyền lạm dụng quyền lực ức hiếp, tra tấn, đánh đập, khủng bố dân, thì dân cũng sẽ tự vũ trang để chống lại. Cuộc chiến tranh nhân dân mới sẽ sớm bắt đầu. Cuộc chiến tranh nhân dân mới này chắc chắn sẽ khác hẳn cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, quang minh chính đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện từ năm 1954. Việt Nam sẽ đi về đâu ? Ai sẽ là cha đẻ của lý thuyết chiến tranh nhân dân hiện đại thời này, bắt đầu đúng 60 năm sau khi Đại tướng phát động chiến tranh nhân dân năm 1954 ? Cuộc chiến tranh mới này sẽ kéo dài bao lâu ? Có đến 20 năm (1954-1975) như thời tướng Giáp đã làm không ?"

Lại Trần Mai đã nhầm, chỉ mấy thằng bắt chó không đáng chết mà dân đã đánh chết vì căm ghét, huống hồ giới lưu manh, côn đồ cướp của, giết người.

Đánh đồng nhân dân với tội phạm, cho rằng trấn áp tội phạm là trấn áp nhân dân, ví von cuộc chiến chống ngoại xâm của nhân dân với cuộc chiến chống chính quyền... thật hết chỗ nói. Với nhân dân, những kẻ viết ra giọng điệu đó mới là kẻ cần trấn áp. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét