Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

VIDEO BÌNH NHƯỠNG NGÀY NAY DO VTV THỰC HIỆN



Cùng xem và cùng hiểu về đất nước mà ai cũng luôn thắc mắc khi nhắc tới.



Lịch sử hình thành ngày quân đội nhân dân Việt Nam


Lịch sử hình thành ngày quân đội nhân dân Việt Nam
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.

Hồ Chí Minh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với ý nghĩa “chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng,…Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác….Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam.”

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. 



Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân.

Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN - Tổ chức và xây dựng đội quân chủ lực đầu tiên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

QĐND - Thứ bảy, 21/12/2013 | 20:4 GMT+7


QĐND - Cuối tháng 10-1944, sau khi nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh báo cáo về tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở Cao-Bắc-Lạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh (vừa từ Trung Quốc trở về Pác Bó, Cao Bằng) chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa, tránh cho lực lượng vũ trang và phong trào cách mạng Cao-Bắc-Lạng những tổn thất. Sớm thấy rõ vai trò chiến lược của bộ đội chủ lực, Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức đội quân giải phóng làm nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa và trực tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, Bác Hồ trao đổi với đồng chí Võ Nguyên Giáp, phác thảo ra những nét cơ bản về đội quân giải phóng, từ tổ chức đến phương châm hành động và các vấn đề lương thực, đạn dược, quan hệ giữa bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương; đặc biệt là phải tổ chức chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo đội.
Chấp hành chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Vũ Anh và Lê Quảng Ba họp bàn thống nhất quy mô tổ chức của đội lúc đầu tương đương trung đội. Về tên gọi của đội, các đồng chí thống nhất lấy tên là Đội Việt Nam giải phóng quân; tiếp đó bàn về hoạt động quân sự, trang bị vũ khí, hậu cần và thời gian thành lập dự định vào hạ tuần tháng 12-1944. Trong khi đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Vũ Anh, Lê Quảng Ba đang trao đổi, thì lãnh tụ Hồ Chí Minh đến. Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo những nội dung cơ bản đã chuẩn bị về thành lập đội và được Bác Hồ đồng ý. Riêng tên gọi của đội, theo Bác Hồ cần thêm hai chữ “tuyên truyền” vào tên đội quân giải phóng cho hoàn chỉnh hơn là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để toàn đội ghi nhớ nhiệm vụ chính lúc này là chính trị còn trọng hơn quân sự.
Về thời gian thành lập Đội, Bác Hồ yêu cầu đồng chí Võ Nguyên Giáp phải “thành lập nhanh, khi thành lập phải có những lời thề danh dự. Thành lập xong ra quân hành động” và căn dặn thêm “Nhớ bí mật: Ta ở đông, địch tưởng ta ở tây. Lai vô ảnh, khứ vô tung”.

Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22-12-1944. Ảnh tư liệu.

Thực hiện nhiệm vụ trọng đại lãnh tụ Hồ Chí Minh giao, đồng chí Võ Nguyên Giáp khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trên đường từ Pác Bó trở lại tổng Kim Mã, theo kế hoạch đã định, đồng chí Võ Nguyên Giáp ghé vào gặp đội vũ trang châu Hà Quảng để trực tiếp điều động một số cán bộ và thành viên ưu tú tham gia xây dựng Đội. Tiếp đó, đồng chí tới tổng Hoàng Hoa Thám (Nguyên Bình) gặp chỉ huy đội vũ trang, tổng này trực tiếp điều thêm một số đồng chí tham gia Đội. Đối với các châu, tổng thuộc Liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng sau khi nhận được chỉ thị của Liên Tỉnh ủy đã cử những thành viên ưu tú trong các đội vũ trang tổng, châu tới để gia nhập Đội. Bên cạnh đó, một số đồng chí Cứu quốc quân lên chi viện cho Cao-Bắc-Lạng cũng được lựa chọn tham gia Đội.
Một ngày trước lễ thành lập, tại một địa điểm trú quân ở khu rừng Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được bức thư nhỏ của lãnh tụ Hồ Chí Minh đựng trong một bao thuốc lá. Đó chính là bản chỉ thị do lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp viết xác định những nội dung cơ bản đường lối quân sự và một số vấn đề mang tính chất nguyên tắc về tổ chức, xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Về địa điểm tổ chức lễ thành lập Đội, trước đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh từng hỏi đồng chí Võ Nguyên Giáp có thể tìm được một căn cứ “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” được không? Đồng chí Võ Nguyên Giáp trả lời: “Có thể. Nhất định quân địch không thể tiêu diệt quân ta được”. Sau khi cân nhắc kỹ, địa điểm được đồng chí Võ Nguyên Giáp chọn là khu rừng đại ngàn nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc châu Nguyên Bình (Cao Bằng). Chính nơi đây, đã diễn ra lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22-12-1944. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội và nêu rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc. Dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, toàn đội gồm 34 người, long trọng tuyên đọc “Mười lời thề danh dự của đội”. Sau Lễ thành lập, đêm 22-12-1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng toàn đội tổ chức một bữa cơm nhạt, không muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ cách mạng và tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt mối tình đoàn kết quân dân như cá với nước.
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh “trong vòng một tháng phải có hoạt động để gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực cho bộ đội”, trong hai ngày 25 và 26-12-1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã cùng với Ban chỉ huy Đội chỉ đạo, chỉ huy lập chiến công giòn giã ở Phai Khắt, Nà Ngần, mở đầu truyền thống “đã ra quân là đánh thắng” và truyền thống đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ khi ra đời và ngay sau đó đánh thắng hai trận đầu là kết quả của quá trình chuẩn bị vất vả, công phu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có vai trò to lớn của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân phát triển thành Quân đội nhân dân Việt Nam, cho thấy sự đúng đắn trong chỉ đạo của Đảng ta, của Tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lập nên những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngày nay, Quân đội ta đang vững bước phấn đấu xây dựng thành Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Lại chuyện nói kiểu gì cũng được


Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới có hiệu lực từ 1/2/2014, cho phép sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ.


 http://molang0205.blogspot.cz/2013/12/lai-chuyen-noi-kieu-gi-cung-uoc.html
 
Kính Chiếu Yêu

Vũ khí nóng của giới tội phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới có hiệu lực từ 1/2/2014, cho phép sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ. Đấy là một chủ trương rất đúng đắn và cần thiết để trấn áp mạnh mẽ giới tội phạm nguy hiểm.

Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...

Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...

Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.

Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".

Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

Thực ra, trong thực tiễn chiến đấu chống tội phạm, lực lượng công an đã sử dụng quyền này theo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhiều vụ trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, lưu manh côn đồ sử dụng vũ khí nóng nếu không được nổ súng chắc sự hy sinh không đáng có của lực lượng công an đã rất nhiều.

Dư luận xã hội cũng cho rằng như vậy là cần thiết và rất chia sẻ với những mất mát hy sinh của cán bộ chiến sỹ công an trong khi trấn áp tội phạm.

Ấy vậy nhưng, khi sắp đến ngày Nghị định có hiệu lực trên mạng đã xuất hiện bài viết thế này trên blog Tôi thích đọc của Lại Trần Maivới cái tít rất khiêu khích:

"Một cuộc chiến tranh nhân dân mới sẽ lại bắt đầu ?"

"Từ chiến tranh nhân dân của tướng Giáp đến chiến tranh nhân dân thời nay 

Chính quyền tàn ác với dân. Đến bước đường cùng dân phải chống lại; bắt đầu từ 1 người dân, đến hàng trăm, hàng nghìn người dân... Cứ thế nấc thang bạo lực giữa người Việt và người Việt ngày càng gia tăng. Từ 1.2.2014, Việt Nam sẽ chính thức bước sang giai đoạn mới: Chính quyền sẽ thoải mái bắn dân khi dân chống đối chính quyền lạm dụng quyền lực ức hiếp, tra tấn, đánh đập, khủng bố dân, thì dân cũng sẽ tự vũ trang để chống lại. Cuộc chiến tranh nhân dân mới sẽ sớm bắt đầu. Cuộc chiến tranh nhân dân mới này chắc chắn sẽ khác hẳn cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, quang minh chính đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện từ năm 1954. Việt Nam sẽ đi về đâu ? Ai sẽ là cha đẻ của lý thuyết chiến tranh nhân dân hiện đại thời này, bắt đầu đúng 60 năm sau khi Đại tướng phát động chiến tranh nhân dân năm 1954 ? Cuộc chiến tranh mới này sẽ kéo dài bao lâu ? Có đến 20 năm (1954-1975) như thời tướng Giáp đã làm không ?"

Lại Trần Mai đã nhầm, chỉ mấy thằng bắt chó không đáng chết mà dân đã đánh chết vì căm ghét, huống hồ giới lưu manh, côn đồ cướp của, giết người.

Đánh đồng nhân dân với tội phạm, cho rằng trấn áp tội phạm là trấn áp nhân dân, ví von cuộc chiến chống ngoại xâm của nhân dân với cuộc chiến chống chính quyền... thật hết chỗ nói. Với nhân dân, những kẻ viết ra giọng điệu đó mới là kẻ cần trấn áp.