Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

NẾU VIỆT NAM ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG ?

Bài viết mang quan điểm cá nhân, có sai sót xin được lượng thứ

Để bắt đầu một năm mới - năm 2014, tình hình an ninh- chính trị thế giới có nhiều sự kiện phức tạp mà thời sự VTV đưa tin suốt mấy ngày qua. Cũng lâu rồi tôi không theo dõi thời sự, cũng bởi do điều kiện ko thể theo dõi, mấy ngày nghỉ tết tình cờ xem tin thế giới gần đây như biểu tình ở Thái Lan lại trỗi dậy, bạo loạn ở Ukraine, biểu tình ở Ai Cập...Cho dù chính phủ đã đồng ý bầu cử lại và thương lượng với phe đối lập (Thái Lan, Ukraine) nhưng phe đối lập ko dừng lại. Tôi giật mình tự hỏi nếu Việt Nam có phe đối lập, có đa đảng thì sẽ đất nước sẽ như thế nào ? Với thể chế độc đảng như hiện nay ở VN thì nhiều người cũng có cùng thắc mắc như tôi. Dưới đây là quan điểm cá nhân của tôi về vấn đề này.


Bạo loạn ở Ukraine

Hiện nay ở VN cũng có rất nhiều tổ chức kêu gọi chính phủ hợp pháp hóa đa nguyên, đa đảng, mà chủ yếu trụ sở nằm ở nước ngoài. Họ cho rằng như vậy mới là dân chủ. Bài viết này tôi định viết tiếp nhưng có lẽ đến đây quý bạn đọc có thể tự so sánh và đánh giá được rồi. Vui lòng cho biết thêm nhận xét của bạn dưới ô bình luận. Cảm ơn

KHI "CHIẾC MẶT NẠ" RƠI XUỐNG - NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ

Từ ngày xuất hiện nhóm người tự xưng hoặc được gán nhãn hiệu "nhà dân chủ, người yêu nước", dư luận luôn đặt câu hỏi đâu là "nguồn sống" để mấy người hầu như không có công ăn việc làm lại suốt ngày lang thang trên internet, rồi vào nam ra bắc, thậm chí sang Thailand, Hoa Kỳ, Philippines,... để "học tập", hoặc cầu xin nước ngoài "trừng phạt" Việt Nam!? Và Trần Khải Thanh Thủy - một người trong số đó, góp phần trả lời câu hỏi này qua một số bài viết mới công bố gần đây...

Theo lời kể của Trần Khải Thanh Thủy (TKTT), người này bắt đầu "viết cho hải ngoại" cách đây hơn 10 năm. Ðây cũng là khoảng thời gian TKTT trở thành "nhân vật cộm cán" trong nhóm người tự nhận hoặc được gán nhãn hiệu "nhà dân chủ, người yêu nước". Từ ngày "viết cho hải ngoại", đôi chút khả năng văn chương có xu hướng dung tục của người này được tận dụng triệt để, nên dù nấp dưới bút danh nào thì người đọc vẫn nhận ra qua loại ngôn từ thô bỉ, đậm chất giang hồ. Không chỉ viết bậy bạ trên internet, hơn 10 năm "tiếng tăm" của TKTT còn đi liền với nhiều sự vụ rất đáng xấu hổ, như: ăn chặn tiền hải ngoại gửi về hỗ trợ cái gọi là "dân oan" do TKTT bịa ra; xông lên website ở hải ngoại để kể tội và rủa xả Nguyễn Khắc Toàn; chưa kể thỉnh thoảng TKTT lại la lối bị "chính quyền đàn áp, công an đánh đập",... Vì thế năm 2007, TKTT bị bắt giữ, phải nhận án tù vì có hành vi "gây rối trật tự công cộng". Sau đó, nhờ lượng khoan hồng của Nhà nước, phần do đã "hứa sẽ không vi phạm pháp luật nữa", nên TKTT được ra tù trước thời hạn.




Ra tù, TKTT lại ngựa quen đường cũ, tiếp tục thực hiện các hành vi lưu manh mà đỉnh điểm là việc người này bị xử tù ba năm rưỡi vì tội "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, chưa hết thời gian chấp hành án, TKTT được Nhà nước Việt Nam "thả và sang Mỹ định cư vì các lý do nhân đạo". Trong hơn 10 năm "hành nghề dân chủ", TKTT luôn được các thế lực thù địch thi nhau o bế, ca ngợi đến tận mây xanh tặng cho "giải thưởng nhân quyền". Mỗi khi người này bị bắt giữ vì phạm tội nào đó, lập tức các tổ chức nhân danh nhân quyền lại lên tiếng yêu cầu Nhà nước Việt Nam "trả tự do", riêng Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì lại tỏ ra "quan ngại" (?). Còn với bà Loretta Sanchez cùng một vài vị dân biểu Hoa Kỳ, TKTT luôn là một trong mấy cái tên đứng đầu danh sách mỗi khi họ cần viện dẫn để phê phán Việt Nam "vi phạm nhân quyền", "vi phạm tự do ngôn luận"(?).
Vừa tới Hoa Kỳ, TKTT lập tức tuyên bố: "Việt Tân là người "bảo lãnh" tôi ra khỏi tù cộng sản, qua các "bà đỡ" cao quý là chính phủ Mỹ, nên tôi không "ngoại tình" cũng chẳng dại dột "phụ tình" đâu... Tôi sẽ không rời khỏi Việt Tân cho đến ngày cộng sản sụp đổ"(?). Tại cuộc gặp ngày 2-7-2011 ở Rose Center (Nam California - Hoa Kỳ), Nguyễn Trọng Việt thay mặt tổ chức khủng bố "Việt Tân": "Trân trọng gửi đến tất cả quý cộng đồng, quý hội đoàn, tất cả các vị ân nhân trên khắp thế giới đã từng khích lệ tinh thần, giúp đỡ vật chất, góp phần tranh đấu cho tự do của nhà dân chủ và cũng là đảng viên Việt Tân, TKTT". Ðến đây nhiều người mới giật mình vì hóa ra "nhà dân chủ" TKTT là "đảng viên Việt Tân"! Theo TKTT kể thì sau mấy năm "viết bài cho hải ngoại" chị ta được Nguyễn Hải (là người của Việt Tân): "vớt về cho Việt Tân, quá choáng váng, mình đành hỏi chú Thanh Giang rồi vì tin anh và nể chú" nên ngày 5-2-2008 "được công kênh vào ngôi nhà Việt Tân"!
Ở Hoa Kỳ, thời gian đầu TKTT được "Việt Tân" đưa đi đây đi đó, tạo cơ hội hành nghề "chửi có thưởng". Song có lẽ là kẻ lưu manh, ngông cuồng thì không thể ngồi chung một thuyền, nên sau hơn hai năm, hai bên đã trở thành đối địch. Gần đây, sau khi "Việt Tân" hủy password không cho vào diễn đàn nội bộ, quá cay cú TKTT công bố bài Ðể ngỏ gồm bảy phần để kể tội "Việt Tân", và "Việt Tân" cũng vội tuyên bố "khai trừ" TKTT! Tiếp đó, Hoàng Cơ Ðịnh - một nhân vật cầm đầu "Việt Tân", lên án TKTT: "chửi bới lăng nhăng, trình độ kém, sỗ sàng, thành phần canh me, hôi của"; lập tức TKTT có bài Cây muốn lặng gió chẳng ngừng!
"Ở trong chăn" lâu ngày, nên khi bị tổ chức khủng bố "Việt Tân" cho ra rìa, TKTT không tiếc lời mạ lỵ và chỉ rõ bản chất của tổ chức khủng bố này, đại loại như: "vừa bảo thủ vừa thụ động (vì không có thực lực) lại ngu dốt", "hèn hạ, bất lịch sự", "độc đoán, hống hách, chuyên quyền", "thích lên gân, lên cốt (từ con ếch phải phồng lên cho bằng con bò), công gì cũng vơ vào mình, tội thì đổ diệt cho người khác", "một tổ chức yếu kém, giả dối, chuyên lợi dụng lòng tốt của cộng đồng và sự can đảm dấn thân của các nhà dân chủ",... Chuyện giữa TKTT và "Việt Tân" có thể sẽ xuất hiện nhiều sự kiện giật gân, vì mấy kẻ thiếu liêm sỉ mà tố giác nhau thì đâu cần biết thế nào là sượng sùng, nhưng đó không phải là mục đích của bài viết này. Ðiều cần bàn là qua các tài liệu TKTT mới công bố lại thấy tòi ra "cái đuôi" mà những kẻ "hành nghề dân chủ" như TKTT vẫn chối đây đẩy, đó là họ đã viết lách không phải "vì nước, vì dân" như vẫn to mồm khoe khoang, mà họ viết vì tiền. Hãy đọc những gì TKTT viết: "Anh Nguyễn Kim Nhàn càng tệ, trước đó nhận được 50 USD một tháng để giúp việc cho dân oan (dưới sự điều hành của mình) bị hai lần tù, tổng cộng 7,5 năm thì cả năm trời chẳng có lấy của Việt Tân một xu", "đầu tháng 2-2008, khi mình vừa rời khỏi nhà tù lần thứ nhất, được chị Bích Huyền kê ghế cho ngồi, mình được hưởng lương 400 USD một tháng (cao gấp đôi Việt Tân).


Hơn một năm sau,... viết bài cho trang nhà Việt Tân rồi VNN, Dân lên tiếng, Tin tức hàng ngày (cũng của Việt Tân), viết cho Người Việt chỉ là phụ, đối phó, nên chỉ còn 200 USD (đến khi ngồi tù vẫn được hưởng khoản lương này)", "Mấy tháng trời mọi thành viên trong ban tổ chức cùng phối hợp nhịp nhàng, từ in thiệp mời, kêu gọi bà con, anh em đóng góp, ủng hộ mới gom được... khoảng chục nghìn USD, chứ có phải bỗng dưng tiền nhảy vào túi của các nhà đấu tranh dân chủ tại quốc nội?", "Mình quả là "vô ơn" với Việt Tân, khi bao nhiêu năm trời trong nước chỉ cắm đầu cắm cổ viết về đủ thể loại từ dân oan đến dân chủ, văn hóa, xã hội, giải trí để hưởng 20 USD một bài? Trong khi không báo nào ở hải ngoại dám mua mình với giá bèo bọt đến vậy? Từ Ðàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo v.v...? Bèo nhất cũng trả 25 USD (Ðàn chim Việt), cao nhất là Người Việt: 80 - 100 USD/bài. Còn lại từ 30 - 50 USD một bài. Thử hỏi từ đâu có hãng thông tấn VNN để bán mỗi tháng cả chục bài của đủ các tác giả: Nguyễn Nại Dương, Võ Quế Dương, Nguyễn Quý Dân, Mai Xuân Thưởng, nhóm phóng viên Hà Nội, nhóm phóng viên VNN"!
Thế là rõ, khi TKTT kể lể về khoản "lương bổng" hằng tháng, so sánh nhuận bút mà chị ta vẫn nhận được từ mấy địa chỉ truyền thông do các thế lực thù địch ở nước ngoài dựng lên, qua việc TKTT mô tả quan hệ "mua - bán" rất thản nhiên như kể trên, đã có thể thấy người này viết lách chỉ với mục đích duy nhất là "bán" bài vở kiếm tiền. Mà những kẻ "mua" sao có thể trả tiền cho các bài được viết một cách lương thiện, chúng chỉ thu nạp, chứa chấp loại bài chửi bới, vu cáo, vu khống, bịa đặt, đổi trắng thay đen,... mà thôi. Rốt cuộc, dù có tự bôi trát cho bản thân và đồng bọn các nhãn hiệu mỹ miều như thế nào thì "dân chủ, yêu nước" chỉ là món hàng để họ mua - bán với nhau. Từ TKTT suy ra, không biết công việc mua - bán của mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" có bài vẫn được đăng tải trên một số địa chỉ truyền thông của các thế lực thù địch mà TKTT liệt kê diễn ra như thế nào, hay họ "sống bằng không khí để vắt óc viết lách vì nước, vì dân"!?
Trên thực tế, chuyện các "nhà dân chủ, người yêu nước" lên internet để tranh cãi, bới móc nhau biển lận tiền bạc, ăn chia không đều vốn không phải là mới mẻ. Cũng thấy bóng gió đây đó chuyện nơi này nơi khác từ nước ngoài chi tiền để họ "đấu tranh" song chưa cụ thể. Tới khi TKTT công khai hóa chuyện mua - bán, công khai hóa phần "lương bổng" hằng tháng chị ta nhận từ nước ngoài thì xem ra mọi sự đã rõ ràng. Không biết đến nay, các tổ chức, cá nhân mấy năm trước từng xăng xái đứng ra bảo vệ TKTT (từ Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức quan sát nhân quyền (HRW),... đến các vị dân biểu Hoa Kỳ như Loretta Sanchez) đã biết sự kiện TKTT công bố cụ thể chuyện mua - bán và giá cả bài vở với một số địa chỉ truyền thông của các thế lực thù địch với Nhà nước Việt Nam hay chưa? Nếu đã biết thì theo họ: Phải chăng một người được cấp "lương bổng", nhận tiền bạc từ nước ngoài chỉ để viết bài nói xấu, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, rồi kích động và tập hợp một số người thực hiện các hành vi chống đối chính quyền,... cũng là biểu thị của "tự do ngôn luận", "tự do báo chí"? Và không rõ sau khi "chiếc mặt nạ" đã rơi xuống, TKTT lộ rõ bản chất một kẻ trục lợi từ việc đầu cơ tinh thần dân chủ và lòng yêu nước của người Việt Nam, họ sẽ nghĩ gì?


Mấy chục năm qua, đã có quá nhiều bằng chứng cho thấy một số kẻ vi phạm luật pháp ở Việt Nam bị các cơ quan bảo vệ luật pháp xử lý lại luôn được một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài bênh vực, bao che, bảo vệ, lấy đó làm "bằng cớ" để phê phán Nhà nước Việt Nam; đồng thời họ cố tình làm ngơ trước những cố gắng, những thành tựu mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong các lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong vấn đề nhân quyền. Ðó là việc làm rất thiếu lương thiện mà thiết nghĩ sau sự việc của TKTT, họ cần tỉnh táo hơn trước khi đưa ra đánh giá, vì nếu không thì không có ý nghĩa nào khác, việc làm của họ chính là tiếp tay cho cái xấu. Riêng với những ai đang học theo TKTT để đầu cơ danh dự, uy tín của đất nước, dân tộc, hãy chiêm nghiệm từ lời than thở của TKTT trong bài Cây muốn lặng gió chẳng ngừng, khi người này viết: "Ra khỏi ảo ảnh rồi, khắp xung quanh mình là bao xác chết của những ước mơ không thành, những dự định bị "bỏ rơi", những lý tưởng bị bóp méo... không việc làm (không thu nhập), không vị trí"!

HỒNG QUANG 

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Cựu binh: " HOÀNG SA ĐÁNG RA KHÔNG MẤT "


Copy FB: Màu Hoa Đỏ
( Bài đăng trên Bbc Vietnamese )

Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.

Trò chuyện với BBC qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
“Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.
“Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi.”


‘KHÔNG CHỊU TĂNG VIỆN’

Ông Thọ cho biết trong cuộc giao tranh ngày 19/1/1974, HQ-4 bị hư hỏng nặng, nhiều thuỷ thủ bị thương, và tàu của ông mất đi thiếu uý Sá và hạ sỹ Doanh.
Ông nói ông và các đồng đội đã rất “bất bình” vì không 


được tăng viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã không mất.
“Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.”
Ông Thọ cũng cho biết đây là tâm lý của “tất cả những người tham dự cuộc chiến”, không chỉ riêng HQ-4.
“Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”
“HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm kiểng sao?”
“Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?”
“Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”





Hình chụp HQ-4 đâm vào tàu 407 của Trung Quốc ngày 17/1/1974, hai ngày trước khi xảy ra trận hải chiến

Chi tiết:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140115_dovantho_hoangsa_battle.shtml
 

Việt Nam trong khát vọng của người Palestine

Nguồn: vietnamnet

“Ở Palestine, rất nhiều gia đình đặt tên con là Giáp, vì ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.” Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama từng nói vậy từ lâu rồi nhưng chúng tôi đã quên mất tình tiết ấy cho tới khi trực tiếp đặt chân đến Palestine….


"Bạn nghĩ gì về Việt Nam?" "Đất nước các bạn thật xinh đẹp, con người thì hiếu khách, lịch sử Việt Nam thật anh hùng." Một câu hỏi đã quá nhàm tai của cánh nhà báo cho người nước ngoài và một câu trả lời cũng nhàm đến mức chưa nói nhưng ai cũng biết.
Ở Palestine thì khác, bạn không cần phải hỏi và bạn sẽ luôn có những câu trả lời khác biệt.  "Đi bất kỳ nơi đâu ở Palestine, các bạn cứ nói rằng tới từ Việt Nam, người dân sẽ mời bạn vào nhà để tiếp đón như thượng khách." Đại sứ Saadi đã không nói theo cách "ngoại giao" cho dù ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Tình cảm của người Palestine với Việt Nam là một sự ngạc nhiên với nhóm nhà báo và chúng tôi đã kiểm chứng điều ấy trên khắp các nẻo đường Palestine.
Giữa khu chợ bán hoa quả khá sầm uất giữa lòng Ramallah, chúng tôi dừng lại để mua một túi "cốm" kiểu Palestine. "Đây là các bạn tới từ Việt Nam." Đại sứ Saadi vừa giới thiệu xong thì người bán hàng đã gom một túi đầy đưa cho chúng tôi và nhất quyết không chịu lấy tiền. Buổi sáng đầu tiên của các nhà báo ở Palestine đã được chào đón như vậy.

Áp phích của Palestine cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân Palestine là hình ảnh giải phóng Miền Nam của Việt Nam

"Các bạn biết không, khi tôi 11 tuổi, tất cả dân làng chúng tôi ở đây tổ chức Liên Hoan mừng chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam." Nhà giáo Khalil Tumaizi nói. Râu tóc bạc trắng và bàn tay run run, Khalil đã quên nhiều nhưng lịch sử chiến thắng của Việt Nam thì ông nhớ khá rõ.
Xuôi những đoạn đường đèo quanh co từ Ramallah về thị trấn Idna, ngoại ô Hebron, chúng tôi tới thăm nhà Đại sứ Saadi Salama. Khoảng sân phía ngoài ngôi nhà nhanh chóng đầy khách khứa khi nghe tin Đại sứ trở về cùng những người bạn Việt Nam. Mohamad Shaker và Khalil Tumaizi, những nhà cách mạng cao tuổi ở làng, là những người đến đầu tiên.


Ở mọi nơi và mọi lúc, từ những người dân bình thường tới quan chức, người ta chào đón Việt Nam với một sự nồng hậu chân tình. Sẽ có nhiều vùng đất mà trong quá khứ, Việt Nam từng được nhắc tới như một biểu tượng của chiến tranh giành độc lập, là hình mẫu để họ noi theo. Nhưng chỉ ở đây, ngay lúc này, giữa vùng đất mà nỗi đau chiếm đóng còn bỏ ngỏ, Việt Nam vẫn đang tiếp tục là một nỗi khát vọng chưa dứt.
Mohamad Shaker thậm chí còn thuộc lịch sử Việt Nam hơn cho dù ông không phải là nhà giáo như Khalil. Người đàn ông 60 tuổi đã từng vào nhà tù của Israel 9 lần trong 9 năm này nổi tiếng khắp Palestine về tinh thần tranh đấu. Là con trai của người Cộng sản đầu tiên trong làng, Shaker đã từng tổ chức kết nạp nhiều Đảng viên vào Đảng Cộng sản Palestine. Thân thể sứt sẹo vì bị tra tấn và hai tai đã nghễnh ngãng, cách nói chuyện của Shaker vẫn hào sảng: "Người Việt Nam đã truyền cảm hứng và niềm tin cho người Palestine đấu tranh. Người Việt Nam đã làm được, đã giải phóng được dân tộc mình thì tại sao người Palestine không làm được. Rồi sẽ tới ngày đó".

Theo lời ông, chúng tôi đi xuống nhiều làng quê và gặp gỡ không ít người Palestine. Những bà mẹ Palestine đã già lắm vẫn ra ôm lấy chúng tôi và tận tình mang thịt nướng "bắt" chúng tôi thưởng thức. Những thanh niên Palestine vội chạy tới bắt tay khi nghe nói "Việt Nam". Ở những khách sạn năm sao sang trọng trong thế giới phương Tây, vẫn có những nhân viên lễ tân tưởng nhầm Việt Nam là một tỉnh nào đó của Nhật Bản. Nhưng ở những làng quê còn nghèo nàn này của Palestine, Việt Nam không chỉ được biết đến rộng rãi, mà còn được quý trọng một cách chân thành.
"Đừng tin tôi vì tôi là một nhà chính trị, hãy đến những làng quê gặp những người già thất học. Các bạn sẽ hiểu ở đây hai chữ Việt Nam có ý nghĩa như thế nào." Giám đốc Học viện an ninh Palestine chia sẻ. Mặc bộ quần áo thể thao để tiếp chúng tôi ngay ở phòng khách Học viện, vị tướng này không tỏ ra là một người thích lễ nghi và nói những lời sáo rỗng.
Ahman Samara, người đàn ông ở làng Belein ngoại ô Ramallah năm nay đã 63 tuổi. Ông ngồi dưới những tán cây tỏa nắng loang lổ xuống mảnh sân nhà để kể cho nhóm nhà báo nghe về những ngày ở tù với tội danh tổ chức bạo lực chống Israel của mình: "Các bạn có biết rằng chúng tôi đã kỷ niệm chiến thắng năm 1975 của Việt Nam trong nhà tù không? Trong tù, có nhiều nhóm chính trị khác nhau của Palestine nhưng tất cả đều viết mật thư và thống nhất rằng: tới giờ quản ngục cho uống trà thì chúng tôi đồng thanh hát bài "Quê hương tôi" từ các phòng giam khác nhau. Hát xong, tất cả cùng hô to: "Việt Nam độc lập dân chủ thống nhất muôn năm". Sau đó, chúng tôi uống trà trong niềm vui vô bờ bến".

"Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong quá khứ và cuộc đấu tranh của Palestine bây giờ có nhiều điểm đồng nhưng cũng khác nhau. Các bạn xưa kia có hậu phương là khối XHCN, chúng tôi không có. Không có một viên đạn nào được cung cấp cho Palestine từ thế giới Arập. Nhưng tôi vẫn tin rằng người dân Palestine sẽ có một ngày vui như người dân Việt Nam năm 1975 bởi chúng tôi có câu thế này: Không có chân lý nào phải chết nếu còn có người đòi hỏi."
Vợ của Samara cũng bắt đầu mang trà Palestine ra mảnh sân nhỏ mời khách, những tách trà bao giờ cũng được bỏ thêm một nhánh rau bạc hà theo truyền thống ở đây. Ở ngôi làng ngay sát hàng rào thép của Israel này, 7 năm nay, có khoảng 260 người phải vào tù. Sự im vắng của cái nắng buổi trưa thứ sáu ngược hoàn toàn với tinh thần đấu tranh sôi sục của làng Belein.
Cuối ngày, chúng tôi lật lại cuốn sổ tay và đọc thấy câu nói trên của Giám đốc Học viện An ninh Palestine. "Không có chân lý nào chết nếu còn có người đòi hỏi". Chân lý nào đây? Rất giản dị. Thế mà chúng tôi đã không nghĩ ra cho tới khi nhà báo Như Phong nhắc tới: "Đến đây mới thấy cụ Hồ nói đúng quá, Không có gì quý hơn độc lập tự do".

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

"Để tôi nắm tay Cụ đi cho đỡ run, đồng bào khỏi thấy!"

ÔI ! THƯƠNG BÁC QUÁ

Từ năm 1967, sức khoẻ Bác Hồ đã giảm nhiều, bước chân đi không còn nhanh nhẹn như xưa; một lần cùng Bác Tôn xuất hiện trước đông đảo đồng bào, Bác Hồ bảo: "Để tôi nắm tay Cụ đi cho đỡ run, đồng bào khỏi thấy!". Câu nói ấy của Bác Hồ đã khiến anh em Cảnh vệ và những người chứng kiến trào nước mắt, thương hai Bác vô cùng.
................................
-HÌNH ẢNH:Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng cụ Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá II (tháng 7/1960). Dù cho thế nào thì điều Bác quan tâm là tổ quốc và nhân dân.

SỰ NHẦM LẪN TAI HẠI GIỮA "NGƯỜI CỘNG SẢN" VÀ "NGƯỜI THEO CỘNG SẢN"


Bài viết mang quan điểm cá nhân, nếu không đúng hoặc nhảm nhí có thể lờ đi, bỏ qua, chứ đừng nói lời cay đắng, hoan nghênh những đóng góp chân thành . Bài viết này cũng đã khá lâu xin được post lại

"Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” - Hồ Chí Minh . Người (chủ tịch Hồ Chí Minh) quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”

Người cộng sản là người có lý tưởng cộng sản, đó là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ, không có một đảng viên CS nào lại nói là mình không có lý tưởng cộng sản cả, phần lớn họ đều có thẻ đảng, họ có nguồn kiểm chứng đáng tin cậy của cả một tổ chức có uy tín xác nhận là họ có lý tưởng cộng sản.

Vậy thì để hiểu cho rõ thế nào là Người Cộng sản tôi xin được đưa ra những quan điểm sau đây. Đầu tiên tôi xin đuợc nói chung chung như thế này. Các bạn có thể để ý thấy khi nhắc tới Người Cộng sản họ nhắc tới Hồ Chí Minh, Karl Marx, Lenin, Phidel Castro...nhưng đã bao giờ nghe thấy họ gọi Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng...(họ có lý tưởng Cộng sản đó) là Người Cộng sản chưa ? Chưa đúng không !điều này google có thể kiểm chứng cho chúng ta. Vậy thì chúng ta hãy chọn chủ tịch Hồ Chí Minh là chuẩn mực cho mẫu Người Cộng sản để nhìn nhận vấn đề nhé.



Theo quan niệm của Người thì Người Cộng sản:

-MỘT LÀ: TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

-HAI LÀ: PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP VÀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
"Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"

-BA LÀ: CẦN, KIỆM, LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ.
Cần:tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm
Kiệm:"không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù."
Liêm:"luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân"
Chính:"nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn"
Chí công vô tư:"Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”.

-BỐN LÀ: TINH THẦN QUỐC TẾ TRONG SÁNG
Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.

Vậy tóm lại chúng ta theo con đường của CNCS là chúng ta mang trong mình lý tưởng Cộng sản chứ chưa đạt được Người Cộng sản. Vậy tóm lại chúng ta theo con đường của CNCS là chúng ta mang trong mình lý tưởng Cộng sản chứ không chưa phải là Người Cộng Sản. Bản thân tôi và các bạn chắc cũng luôn phấn đấu để học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đó là con đường trở thành Người Cộng Sản chân chính. Không nên nhầm lẫn trong việc có lý tưởng của Đảng là Người Cộng Sản. 

ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN BẰNG TRÁI TIM CHỨ ĐỪNG BẰNG SỰ THÍCH THÚ ĐƠN THUẦN
 

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

NGƯỜI DÂN "TRẢ" QUÀ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VÌ PHẢI NỘP LẠI 200.000 đồng . GIỮA THANH THIÊN BẠCH NHẬT

Sau khi nhận quà, lãnh đạo thôn Đại Mỹ “vận động” người dân “tự nguyện” nộp mỗi hộ 200 ngàn đồng để bắt điện, chi trả tiền điện đường đón tết và làm quỹ thôn…" (Dân trí)

Sau khi nhận quà của Chủ tịch nước, một số người dân mang “nộp” lại cho lãnh đạo thôn. Sự việc đang được lãnh đạo địa phương xem xét kiểm điểm cán bộ thôn. Ngày 5/1, trao đổi với PV Dân trí về việc người dân mang nộp lại quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng bà con vùng lũ xã Đại Hưng (Đại Lộc, Quảng Nam) vừa qua, Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng - ông Nguyễn Khắc Xuyên – cho biết, đã làm việc với Ban dân chính thôn Đại Mỹ về việc thu tiền và chi sai quy định để trả lại toàn bộ 13 hộ dân có tên trong danh sách được nhận quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng.
Người dân trả quà của Chủ tịch nước vì phải nộp lại 200.000 đồng



Chiều ngày 15/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà đến các hộ bị thiệt hại nặng trong đợt lũ vào tháng 11/2013 ở xã Đại Hưng. Ngày 15/12/2013 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tặng bà con vùng rốn lũ xã Đại Hưng 100 suất quà, mỗi suất trị giá 900 ngàn đồng và 10 con bò. Các hộ trong danh sách nhận quà này chủ yếu là người nghèo, gia đình chính sách và hộ bị thiệt hại nặng trong đợt lũ tháng 11. Sau khi nhận quà, lãnh đạo thôn Đại Mỹ “vận động” người dân “tự nguyện” nộp mỗi hộ 200 ngàn đồng để bắt điện, chi trả tiền điện đường đón tết và làm quỹ thôn… Bí thư xã Đại Hưng - ông Nguyễn Khắc Xuyên - khẳng định với PV Dân trí: “Chúng tôi buộc thôn kiên quyết trả lại cho dân những gì mà Chủ tịch nước tặng bà con”. Ngoài ra, lãnh đạo xã Đại Hưng cũng chỉ đạo lãnh đạo thôn Đại Mỹ là ông Văn Bá Lý làm kiểm điểm về sự việc này. Ông Nguyễn Khắc Xuyên cũng cho biết, xã không hề chỉ đạo và cũng không biết việc này. Khi người dân phản ảnh thì xã mới biết và chỉ đạo thôn kiểm điểm và sẽ có hình thức xử lý đúng người đúng tội.

QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN: Thiết nghĩ chỉ là những cán bộ thấp bé như vậy, chủ yếu là do nhân dân tín nhiệm, tin tưởng về đạo đức chứ năng lực chuyên môn ko có nhiều vậy mà đã có những tư tưởng thế này. Tại sao lại chỉ bắt những người dân được tặng quà nộp 200k. Anh Hùng  Bàn Phím này cũng chỉ mong chính quyền địa phương xử lý thật nặng cán bộ thôn để làm gương cho kẻ khác.